top of page

Toshiba rao bán toàn bộ mảng kinh doanh bộ nhớ - flash, SSD, HDD

Writer: Công Ty Trần SangCông Ty Trần Sang

Updated: Aug 4, 2019


Toshiba rao bán toàn bộ mảng kinh doanh bộ nhớ - flash, SSD, HDD

Toshiba đã ra quyết định bán toàn bộ mảng kinh doanh bộ nhớ tại hội nghị cổ đông ngày 30 tháng 3. Cho rằng thương vụ có giá trị 18 tỷ USD và sau khi bù vào khoản lỗ dự kiến ở đơn vị điện hạt nhân Westinghouse, công ty hy vọng sẽ thu về ít nhất 9 tỷ USD.


Theo Reuters, một nguồn tin am hiểu về kế hoạch mua bán trên cho biết có khoảng 10 nhà thầu tiềm năng đang quan tâm, bao gồm Western Digital (WD) - đối tác điều hành một nhà máy chip với Toshiba tại Nhật Bản, Micron Technology Inc, nhà sản xuất chip Hàn Quốc SK Hynix Inc và các nhà đầu tư tài chính. Nguồn tin còn cho biết, công ty Innovation Network Corporation và Development Bank của Nhật Bản cũng được cho là đang hợp tác tham gia đấu thầu mua lại bộ phận này.


Nhật báo kinh doanh Nikkei cho biết Silver Lake và Broadcom đã đưa ra mức giá 17,9 tỷ USD cho mảng bộ nhớ của Toshiba.


Những đối thủ khác bao gồm Micron, Bain Capital, cũng như các công ty Trung Quốc Tsinghua Group và Foxconn. Hiện có tin đồn về sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn chặn công ty nước ngoài mua lại bộ phận có tính an ninh quốc gia này của Toshiba, đặc biệt là Trung Quốc.


Vào đầu tháng 3, Toshiba công bố rằng hãng là nhà cung cấp phát triển nhanh nhất trong cả hai phân khúc ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive - HDD) 25 tỷ USD và ổ đĩa thể rắn (Solid State Drive - SSD) 17 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2016 so với năm 2015, được tính bằng lợi nhuận và đơn vị ổ đĩa. Theo IDC, trong phân khúc HDD, thị phần của Toshiba tăng 9% vào quý IV năm 2016, nâng tổng thị phần lên 24% - tăng 60% so với quý II năm 2015, chỉ tăng 15%. Mảng SSD cũng có sự tăng trưởng mạnh, Toshiba tăng doanh thu SSD lên 114% so với năm trước, đứng thứ 4 trong tổng thị phần toàn cầu.


Việc Toshiba sắp bán mảng bộ nhớ flash - được sử dụng trong sản xuất ổ đĩa SSD, cũng như trong các ứng dụng người tiêu dùng - tạo ra câu hỏi mở: Công ty sẽ làm gì với mảng HDD của mình? Có vẻ như nếu Toshiba bán mảng bộ nhớ flash, công ty cũng sẽ muốn bán luôn mảng HDD.


Nếu Toshiba bán cả hai đơn vị HDD cùng với flash, trong trường hợp này WD sẽ là nhà thầu thích hợp nhất vì Toshiba và WD đồng sở hữu nhà máy chế tạo flash NAND và WD hiện đang có mảng kinh doanh HDD. Tuy nhiên, ưu tiên nằm ở mảng flash do nó có giá trị cao nhất và Toshiba cần huy động nhiều tiền mặt nhất có thể từ thương vụ này. Kết quả cuối cùng có thể rất thú vị và tạo ra những liên minh quái gỡ. Chẳng hạn, liệu chính phủ Nhật Bản có xem xét việc đồng sở hữu nhà máy bộ nhớ với WD để giữ hoạt động sản xuất flash ở đất nước Nhật Bản và tránh khỏi tay người Trung Quốc? Liệu WD có mua được mảng HDD của Toshiba như là một phần của thỏa thuận?


Kết cuộc thương vụ bộ nhớ flash của Toshiba sẽ rất quan trọng cho tương lai của ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là trong sản xuất và phát triển bộ nhớ thể rắn. Ngoài ra, Toshiba rất có thể sẽ muốn bán đơn vị HDD, khả năng làm giảm số lượng công ty HDD xuống còn hai (WD và Seagate) hoặc tạo ra một công ty HDD mới. Sau khi Toshiba thông báo nâng cao về sản phẩm lưu trữ trong năm 2016, thật là trớ trêu khi công ty phải sớm bán mảng kinh doanh giá trị này để tồn tại.


bottom of page